Lí thuyết
Công thức
Vận dụng
1
Điện trở của một dây dẫn đặc trưng cho ... của dây dẫn đó

tính cản trở dòng điện

1

Nêu công thức định luật ÔM

I=U/R

1

Tại sao thả trái dưa hấu vào nước thì trái dưa hấu lại nổi?

Tại vì trọng lượng kéo trái dưa dấu xuống nhỏ hơn độ lớn lực đẩy Ác-si-mét đẩy  trái dưa hấu đó lên

2
Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật đó dẫn điện...
càng tốt
2

Nêu công thức công của dòng điện

A = P.t = U.I.t

2

Vì sao băng lại nổi trên mặt nước?

Khi nước ngưng kết thành băng, thể tích của nó tăng lên. Do đó băng có cùng một thể tích sẽ nhẹ hơn so với nước. Vì vậy băng có thể nổi trên mặt nước

3

Nêu đặc điểm ảnh trên phim của máy ảnh (ảo hay thật, như thế nào so với vật)

Là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật

3

Nêu công thức định luật JUN - LENXƠ

Q = I2.R.t

3

Vì sao cốc thủy tinh dễ bị nứt vỡ khi ta đổ nước sôi vào?

Khi đổ nước sôi vào cốc, mặt trong của cốc bị nóng đột ngột nên nở ra rất  nhanh, do thủy tinh dẫn nhiệt kém nên lúc đó mặt ngoài cốc nhiệt độ vẫn chưa tăng lên nhiều, sự nở ở mặt ngoài không xảy ra cùng lúc với mặt trong nên gây ra hiện tượng nứt vỡ cốc

4

Từ phổ là gì? 

Là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ 
4

Nêu tỷ lệ chiều cao vật và ảnh của thấu kính hội tụ 

h/h' = d/d'

4

Vì sao đồng hồ đặt bên cạnh nam châm thì chạy không chính xác nữa?

Đồng hồ do nhiều thứ kim loại chế thành, trong số đó có kim loại dễ bị ảnh hưởng của nam châm, bị từ hóa nên đồng hồ chạy không còn đúng nữa

5

Phát biểu định luật JUN-LENX

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua

5

Trong kính lúp, giữa độ bội giác và tiêu cự f (đo bằng cm) có hệ thức gì?

G = 25/f

5

Vì sao người bị cận thị sẽ đeo thấu kính phân kì (kính có mặt lõm)?

để làm giảm độ hội tụ, khiến hình ảnh lùi về đúng trên võng mạc giúp người bị cận có thị lực tốt hơn, có thể nhìn rõ sự vật ở mọi cự ly